Phương pháp xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm

Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước ao nuôi tôm là chất thải hữu cơ phát sinh trong quá trình nuôi. Vì vậy, hầu hết các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng hiện nay đều chú trọng xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm để nâng cao năng suất vụ nuôi và tránh được những rủi ro, tổn thất khác. Trong bài viết dưới đây, Biogency sẽ giới thiệu đến bà con những thành phần, nguyên nhân phát sinh và tác hại cũng như các phương pháp xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm.

Nguyên nhân phát sinh và thành phần của chất thải hữu cơ trong ao tôm

Nguyên nhân phát sinh:

  • Dòng chảy của nước làm đất quanh ao bị xói mòn.
  • Đất bờ ao xảy ra hiện tượng bị rửa trôi.
  • Thức ăn thừa của tôm tích tụ dưới đáy ao nuôi.
  • Chất bài tiết của tôm thải ra môi trường ao nuôi.
  • Cặn bã của vôi và khoáng chất.
  • Xác chết của sinh vật trôi nổi trong ao.
  • Chất lơ lửng trong nguồn nước cấp.
Phuong phap xu ly chat thai huu co trong ao tom 2
Hình 1: Chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm phát sinh bởi nhiều nguyên nhân

Thành phần:

  • Chủ yếu là nitơ và photpho. Theo thống kê có khoảng 63 – 78% nitơ và 76 – 80% photpho cho tôm ăn thất thoát vào môi trường ao nuôi tôm.
  • Nitơ ở dạng protein được tôm hấp thu và bài tiết dưới dạng amoniac.
  • Dư lượng của các chất kháng sinh, dược phẩm, thuộc trị liệu…

Tác hại của chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm

Chất thải hữu cơ gây rất nhiều thiệt hại cho ao nuôi, bao gồm:

Tích lũy khí độc trong ao

Chất thải hữu cơ khi phát sinh trong ao sẽ làm xuất hiện khí H2SNH3. Cụ thể, NH3 sinh ra từ quá trình bài tiết của tôm và phân hủy đạm trong điều kiện thiếu khí và yếm khí. Còn khí H2S bắt nguồn từ các chất thải hữu cơ lắng tụ trong ao ở điều kiện phân hủy yếm khí.

Trong trường hợp H2S có mặt trong ao nuôi với nồng độ cao, có thể nhận biết qua mùi đặc trưng là mùi trứng thối gây hại cho tôm, có thể xuất hiện các bệnh như hoại tử gan, bệnh đường ruột, đốm trắng… Bên cạnh đó còn nhanh chóng làm suy giảm chất lượng nước ở cuối chu kỳ nuôi.

Tham khảo: Các loại khí độc trong ao tôm

Tảo độc phát triển trong ao

Khi lượng chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng tích lũy quá nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tảo độc phát triển. Các loại tảo lam có hại khi ấy sẽ sản sinh và phát triển thay thế tảo khuê (tảo silic) gây hại cho môi trường nước ao nuôi.

Tham khảo: Các loại tảo độc trong ao tôm

Gây thiếu hụt oxy hòa tan trong ao nuôi tôm

Oxy hòa tan có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của tôm. Chất thải hữu cơ trong ao tôm tích tụ với lượng lớn thường gây suy giảm oxy hòa tan trong nước. Cụ thể, các hợp chất cacbonic và chất hữu cơ tích tụ sẽ làm giảm oxy hòa tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrogen, amoniac và hàm lượng methan trong nước tự nhiên.  Điều này gây khó khăn trong việc phân hủy các chất hữu cơ vì ao tôm cần một lượng oxy nhất định để phân hủy hiệu quả.

Ô nhiễm môi trường nước

Chất thải hữu cơ trong ao tôm là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi và gây ô nhiễm môi trường khi thải ra bên ngoài. Cụ thể, nó làm chết các sinh vật trong môi trường nước và gây các bệnh về hô hấp, viêm phổi, ung thư cho con người nếu tiếp xúc với nước nhiễm bẩn trong thời gian dài.

Những tác hại chính nêu trên là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm cho tôm thẻ chân trắng, làm giảm sức đề kháng, biếng ăn… Các bệnh nguy hiểm thường gặp là teo mang tôm, mòn đuôi, cụt râu… gây thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó bà con cần có phương pháp xử lý chất thải hữu cơ ao tôm phù hợp để bảo vệ sức khỏe tôm và chất lượng thịt.

Phương pháp xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm

Để xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm hiệu quả Biogency khuyến khích bà con áp dụng  các phương pháp sau:

Sử dụng ao lắng

Đây là một trong những cách được sử dụng phổ biến để xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm. Theo đó, nước ao chứa chất thải sẽ được chuyển sang ao lắng qua một kênh riêng biệt. Tiếp theo nước sẽ để lắng trong ao riêng một khoảng thời gian, nhờ đó các chất rắn lơ lửng và chất thải hữu cơ được giữ lại thay vì thải ra ngoài môi trường. Nước thải sau đó sẽ được đưa ra ngoài qua bằng kênh đầu ra. Đối với phương pháp này, kích thước ao lắng lý tưởng là khác nhau giữa các trại nuôi, nhưng nhìn chung sẽ từ 10% – 15% tổng kích thước ao nuôi.

Chuẩn bị kỹ lưỡng ao nuôi trước khi thả con giống

Để tránh ảnh hưởng đến vụ nuôi sau, trước khi bắt đầu thả tôm bà con cần tiến hành xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm bằng cách cải tạo ướt hoặc khô tùy theo điều kiện nước ao. Trong trường hợp cải tạo ướt, phương pháp này thường không thể xử lý triệt để vì vậy bên cạnh việc sử dụng vôi, bà con nên sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C làm sạch nước ao nuôi và phân hủy thức ăn thừa. Sản phẩm bao gồm các quần thể vi sinh được phân lập và nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường và được các chuyên gia khuyên dùng trong xử lý chất thải hữu cơ trong nước ao, hồ nuôi tôm.

Tham khảo: Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Lưu ý kỹ màu nước ao nuôi

Công đoạn gây màu nước tạo tảo silic trong ao nuôi hết sức quan trọng, góp phần làm tăng chất lượng nước ao và triệt tiêu khí độc trong nước. Nếu màu nước ao có màu đỏ gạch hoặc nâu đen chứng tỏ ao nuôi đang bị ô nhiễm và tích tụ nhiều chất thải hữu cơ cần xử lý ngay. Ngoài ra nếu màu nước ao xấu, sẽ sản sinh các loại tảo độc gây hại cho sức khỏe tôm như tảo mắt, tảo giáp do đó cần lưu ý làm sạch và gây màu nước ao nuôi một cách hiệu quả để phân hủy các chất thải hữu cơ và vi sinh vật có hại.Thế nhưng quá trình duy trì màu tảo tốt trong ao nuôi không hề dễ dàng. Việc này đòi hỏi người nuôi tôm cần có trình độ và kinh nghiệm nhất định để duy trì độ màu tảo và nước để cân bằng môi trường nước ao nuôi tôm. Phương pháp gây màu nước ao tôm hiệu quả nhất là sử dụng vi sinh Microbe-Lift AQUA C theo cách sau:

  • 100ml men vi sinh Microbe-Lift AQUA C hòa trộn với 20 – 50 lít nước ao và 3 lít mật rỉ sạch (không chứa các chất diệt khuẩn). Bà con tiến sau đó tiến hành khuấy đều sục khí mạnh liên tục 24 tiếng đủ xử lý cho 1000 mét khối nước.
  • Sử dụng liên tục vi sinh với liều lượng như trên trong vòng 3 ngày. Sau thời gian đó nước ao nuôi sẽ được gây màu thành công để bà con tiến hành thả giống.
  • Sau khi đã thả tôm, bà con nên tiến hành sử dụng vi sinh với liều lượng duy trì như sau:

+ Từ ngày 1 đến ngày 30: Sử dụng 1 – 2/tuần.

+ Từ ngày 30 đến ngày 60: Sử dụng 2 đến 3 lần/tuần.

+ Từ ngày 60 trở lên: Sử dụng liều lượng 3 đến 4 lần/tuần.

Phuong phap xu ly chat thai huu co trong ao tom 3
Hình 3: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C

Quản lý thức ăn cho tôm

Việc chọn loại thức ăn và quản lý thường xuyên lượng thức ăn trong ao nuôi tôm có ý nghĩa quan trọng với sự tồn tại của chất thải hữu cơ trong ao nuôi. Nếu chất lượng thức ăn kém, hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt sẽ tăng cao, hoặc làm tan nhanh thức ăn trong nước khiến tôm không thể tiêu hóa hết thức ăn sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa thức ăn trong ao. Do đó, bà con cần lưu ý chọn những loại thức ăn chất lượng và sử dụng thức ăn với một lượng hợp lý để tránh sự dư thừa và tích lũy làm ô nhiễm nguồn nước.

Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm

Lựa chọn nguồn nước cấp

Nguồn nước cấp trong ao nuôi tôm cũng ảnh hưởng đến lượng chất thải hữu cơ tích tụ trong ao nuôi. Nguồn nước nếu chứa nhiều cặn bã, chất lơ lửng và chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm thẻ, tôm dễ mắc các bệnh về đường ruột, gan. Cụ thể là bệnh phân trắng – gây nên tình trạng chất thải hữu cơ của tôm gia tăng và tích tụ với lượng lớn trong ao nuôi. Vì thế khi bà con chọn nước cấp vào ao nuôi thì phải lưu ý chọn những nguồn nước ít chất lơ lửng, không có tảo và có độ mặn thấp.

Loại bỏ chất thải hữu cơ và bùn đáy trong ao tôm bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA kết hợp vi sinh Microbe-Lift AQUA C

Để xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm một cách triệt để cần thường xuyên kiểm tra và quản lý tốt chất lượng nước ao, giảm lắng tụ chất thải. Bước đầu tiên khi xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm là sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA C, sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng và có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ trong ao nuôi tôm, góp phần làm sạch nước ao. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh được phân lập với khả năng phân hủy các chất bài tiết tôm cá, ức chế các vi sinh vật gây bệnh và cân bằng môi trường sinh thái ao nuôi, giúp bà con cải thiện tốt chất lượng nước ao và ngăn ngừa hiện tượng chất thải hữu cơ tích tụ trong nước.

Bước tiếp theo, bà con tiến hành phân hủy chất thải bùn đáy và khí độc trong ao nuôi bằng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA. Việc sử dụng Microbe-Lift AQUA SA giúp tăng tốc độ phân hủy các chất hữu cơ và bùn đáy ao nuôi bằng các vi sinh vật có lợi có chức năng xử lý chất thải và tăng cường sức khỏe cho tôm thẻ.

Ưu điểm men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA:

  • Đẩy nhanh quá trình phân hủy của lớp bùn đáy, tăng tốc độ phân hủy bề mặt của lớp váng cứng cũng các chất hữu cơ khó phân hủy. Đồng thời giảm nhanh các khí độc sinh ra từ bùn đáy.
  • Phân hủy nhanh các chất hữu cơ khó phân hủy như Benzene-, Toluene- or Xylene.
  • Thuận lợi hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).
  • Tiết kiệm chi phí thay nước, giảm tần suất nạo vét đáy ao.
  • Ức chế sự phát triển các vi sinh vật gây hại sống trong môi trường bùn đáy. Phân hủy và làm giảm nhanh các chất thải hữu cơ và nồng độ ô nhiễm trong nước ao nuôi.
Phuong phap xu ly chat thai huu co trong ao tom 5
Hình 5: Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *